Cây cau và giàn trầu không trong vườn nhà của một gia đình ở Bắc Bộ năm 1921. Đây là hai loài cây quen thuộc gắn liền với tục ăn trầu của người Việt xưa.
Bốn thành phần dùng để ăn trầu: Lá trầu, cau, vỏ cây chay và vôi tôi. Đôi khi sẽ có thêm sợi thuốc lào.
Một chiếc đĩa bày bốn thành phần cơ bản của tục ăn trầu.
Thiếu nữ Hà Nội têm trầu, 1916. Để ăn trầu, người ta lấy lá trầu không cuộn nhiều vòng tròn, gài cuống lá vào cánh lá để giữ cho lá khỏi bung ra.
Cau (tươi hoặc khô) bổ cả hạt, cắt thành miếng, thêm một chút vỏ cây, quệt một ít vôi tôi. Tất cả được cho vào miệng nhai.
Người nào ăn được thuốc lào thường nhai thêm vài sợi thuốc lào hoặc vo nhúm thuốc lào nhỏ thành viên để xỉa và miết vào răng giữ lại hương vị của miếng trầu.
Bé gái và thiếu nữ ngồi trên chõng tre ăn trầu, 1921.
Gọi là ăn trầu, nhưng người ta chỉ nuốt nước cốt và nhả bã trầu.
Người ăn trầu hít lấy nước từ trầu đã nhai trong miệng, vị chát, cay, hơi đắng và một cảm giác say say như uống rượu.
Nước trầu làm người nóng lên, hơi thở nồng ấm, các cô gái thường mặt đỏ, má hây hây, mắt long lanh.
Một cảm giác thú vị khiến người ăn trầu dễ thích, dễ say, dễ thành nghiện.
Cây trầu mọc trùm lên miếu thờ ngoài sân của một ngôi nhà, 1916. (Bài có sử dụng tư liệu của báo Cần Thơ).
PV (Theo Kiến Thức)