Bác Hồ và những câu chuyện nước ta

Thông qua những câu thơ của dân tộc, Người đã giới thiệu và khái quát những sự kiện lịch sử trọng đại, miêu tả cận nét bức tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc với những bậc anh hùng “thời nào cũng có”. Ngay từ đầu tác phẩm, Bác đã rất chú trọng đến việc học và nghiên cứu lịch sử nước nhà, Người viết:
 
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Quốc khánh 2-9 và những câu chuyện về tài ngoại giao của Bác Hồ - Báo Người  lao động

Những trang sử anh hùng bất khuất của dân tộc đã được khái quát qua các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nổi bật với hình ảnh “Phụ nữ ta chẳng tầm thường/Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời”. Với những huyền thoại điển hình “Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian” của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán, là cuộc “Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương” của bà Triệu Ẩu (Triệu Thị Trinh) ở Thanh Hoá, là nữ danh tướng Bùi Thị Xuân cùng chồng phò tá vua Quang Trung để “đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu”,

Đọc tác phẩm, chúng ta tự hào về tiền nhân với những bậc hiền tài xuất chúng một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, bảo vệ non sông như: Lý Bí, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Diệu,…cho đến những anh hùng vô danh trong cuộc khởi nghĩa Đô Lương năm 1941.

Với 208 câu thơ lục bát, bài thơ “Lịch sử nước ta” đã lựa chọn những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện quan trọng từ thời cha ông dựng nước đến những năm đầu của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng để giới thiệu với nhân dân. Người đã khắc họa bức tranh toàn cảnh về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc với bao nổi thăng trầm. Bài thơ chính là một minh chứng toàn vẹn về vẻ đẹp anh hùng của những người con Đất Việt trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một tác phẩm vô giá về lịch sử và văn học, xứng đáng có vị trí quan trọng trong kho tàng lịch sử mà Người đã để lại cho dân tộc ta.

Ngày nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ, sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi ở mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình kiến thức về lịch sử để bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc, hiểu và biết nhiều hơn về truyền thống anh hùng của các thế hệ tiền nhân để “tự đề kháng” với những luồng thông tin xấu, độc đầy rẫy trên không gian ảo và mạng Internet. Phải biết về lịch sử nước nhà để tự tin và vững bước thẳng tiến theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn./.