Danh tướng Phan Tây Nhạc thời Hùng Vương thứ 18, thờ phụng tại Đình Thi Cầm

Vào đời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18, khoảng năm 258 TCN), có ông Phan Tây Nhạc là một vị tướng có công lớn đánh giặc giữ nước, hiện được thờ phụng tại đình làng Thị Cấm và làng Hoè Thị ở xã Xuân Phương - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.

 

 

Ngọc phả đình Thị Cấm do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn vào đầu Hồng Đức (1470) và các tư liệu về thần tích đình Thị Cấm xã Xuân Phương có ghi chép như sau:

 

Tượng thờ danh tướng Phan Tây Nhạc ở đình Thị Cầm 

 

Ông Phan Tây Nhạc là người Hà Trung, Châu ái (Thanh Hoá). Cha mẹ ông nhà giàu có nhưng đến ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên chăm lo làm điều nhân nghĩa, cứu giúp người nghèo và đi cầu tự các nơi đình đền chùa miếu. Bà mẹ ông một hôm nằm mộng thấy một vị thần truyền bảo: Vợ chồng nhà ngươi hiền lành, ta sẽ cho một đứa bé để làm rạng rỡ tổ tông. Sau đó bà có thai sinh ra một trai, thân thể mập mạp, mặt vuông tai lớn, được đặt tên là Nhạc.

Cậu lớn lên văn võ toàn tài, lại tinh thông phép thuật, không ai sánh nổi. Nghe nói núi Tản Viên là nơi trời đất sắp đặt, cảnh vật huyền diệu thiêng liêng, ở đó có Tản Viên Sơn Thánh có gậy tiên, sách thần và phép thuật biến hoá vô cùng. Phan Tây Nhạc bèn tìm đến bái yết, được Sơn Thánh tin dùng, giao cho giữ gìn mục lục của các vị Thánh Cơ, chức vụ gọi là Cơ Mục Phán Quan. 

Bây giờ vua Hùng Duệ Vương có 20 Hoàng Tử nhưng đều qua đời, không có người nối dõi ngôi, chỉ có 2 người con gái rất đẹp. Công chúa lớn là Tiên Dung, Công chúa thứ hai là Ngọc Hoa; Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa chưa lấy ai. Đức vua mở lầu kén rể nhằm chọn người tài đức để truyền ngôi.

Từ đó thuyền bè tấp nập, ngựa xe kéo đến chật đường, anh hùng tuấn kiệt đến cầu hôn rất đông, nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý.

Sơn Thánh bèn cùng họ Phan  đến lầu Bạch Hạc bái yết nhà vua. Qua thử thách, Sơn Thánh thi thố có phép thuật mầu nhiệm, tay chỉ gậy thần trúc, miệng niệm thần chú, lập tức có đủ cả voi chín ngà, ngựa chín hồng mao và mọi thứ quý lạ dâng lên nhà vua. Nhà vua đồng ý gả Ngọc Hoa cho.

Còn đức ngài Phan Tây Nhạc, nhà vua thấy anh tài đặc biệt, phong độ hiên ngang bèn truyền tuyển ba người con gái có nhan sắc mỹ lệ trong số hơn trăm người cháu ngoại của Hoàng hậu đem gả cho ông, rồi cho rước về động Lăng Sương.

Bấy giờ thiên hạ thái bình. Sơn Thánh cùng đức ngài họ Phan ngao du sơn thuỷ, lúc dong thuyền lơ lững trên sông, lúc non cao rẽ lối, phàm nơi đi, đến, dừng xe lại nghỉ, đều lập hành cung. Qua xã Phương Canh, nay là Hương Canh (tức xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm), Sơn Thánh thấy nhân dân thuần hậu, bèn lập một toà Tây Hành cung, lưu đức ngài họ Phan đón ba Công chúa đến cùng ở đấy, để vỗ về nhân dân, dạy nghề nông và nuôi tằm dệt vải.

Đức ngài họ Phan chăm lo, dạy bảo nhân dân theo điều lễ nghi, sửa sang phong tục, mọi người kính yêu tôn gọi là Phan Ông Tây Nhạc.

Vua Hùng Duệ Vương vì không có con nối ngôi, buồn bã say đắm tửu sắc, không chăm nom gì đến việc võ bị phòng thủ đất nước.

Vua Thục thừa cơ kéo đại binh gồm 30 vạn quân sang đánh, chia làm 3 ngả tiến vào; 1 đạo vào Minh Linh, Châu Bố Chính; 1 đạo vào Châu Quỳnh Nhai Sơn; 1 đạo vào cửa bể Châu Hoan. 

Vua triệu Sơn Thánh hỏi kế, Sơn Thánh tâu rằng: Họ Hồng Bàng từ khi có thiên hạ đến nay đã hơn hai ngàn năm, thánh hiền nối nhau trị nước, ơn sâu đức dày thấm nhuần đã lâu, nước giàu quân mạnh đã từng, vậy mà Thục Vương chẳng biết giữ mình, dám điên cuồng gây sự xâm lăng, cơ chuốc bại trước mắt đã nghiệm rõ ràng, thần tôi đây xin ra sức giúp nhà vua, xin cho thần được chọn tướng tài và được tuỳ cơ ứng biến, như vậy ắt giữ gìn được nước.

Nhà vua trao ấn kiếm cho Sơn Thánh và phán rằng: Mọi việc khó khăn ở bên ngoài đều do quyền nhà ngươi tự liệu.

Sơn Thánh vâng lệnh, lạy tạ rồi tiến cử đức ngài họ Phan làm tướng. Nhà vua phong cho Phan Ông làm Nhạc Tướng quân, giao cho cầm 3 vạn quân sĩ đi tiên phong. Ngay ngày hôm đó, ngài khao thưởng quân sĩ, rồi cho tiến thẳng lên Châu Minh Linh, hai bà Tả công chúa và Hữu công chúa cùng đi theo đánh giặc. Còn bà Hoa Dung công chúa ở lại giữ Tây Hành Cung.

Sơn Thánh Tản Viên đốc xuất 10 vạn tinh binh, chia đường thuỷ bộ tiến đánh Châu Hoan, Châu Quỳnh Nhai Sơn, cùng bản bộ của Tây Nhạc tướng quân 4 mặt tiến đánh rất mạnh. Quân Thục đông, nhưng không chống đỡ nổi, dày xéo lên nhau, trốn chạy, thây chất thành núi.

Sơn Thánh dâng biểu báo tiệp nhà vua. Nhà vua mở hội khao thưởng quân sĩ, xét công ban thưởng: Tôn phong Sơn Thánh làm nhạc phu, phong cho Phan Ông làm Tây Nhạc Đại Vương, gia phong Tả công chúa làm Tả Phi Nhân, Hữu Công chúa làm Hữu Hoàng Hậu. Còn các người khác đều khen thưởng xứng đáng theo công trạng.

Vua tôi, vợ chồng, trăm họ thái bình, hết lòng phụng thờ xâ tắc. Thế nhưng được 3 năm thì vua Thục lại xâm lấn. Tháng giêng âm lịch lại vào xâm lấn. Sơn Thánh lại xuất quân, thế mạnh như chẻ tre. Quân Thục đại bại, phải viết thư cầu hoà.

Đình làng Thị Cấm nằm trên phố Phương Canh tại góc tây-bắc cầu vượt Xuân Phương (cầu của phố Trần Hữu Dực nối Mỹ Đình với Phương Canh), nay thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Xung quanh còn có đường quốc lộ Hà Nội - Sơn Tây QL32 chạy theo hướng đông-tây và đường tỉnh lộ Nhổn - Hà Đông TL70A chạy theo hướng chếch bắc-nam.

 
 
 
 

Cho đến cuối thời Nguyễn, vùng Canh vẫn là một miền quê phì nhiêu bên bờ tây sông Nhuệ và giàu truyền thống khoa bảng với hương danh trong bộ tứ "Mỗ, La, Canh, Cót". Theo dân sở tại, đình Thị Cấm có từ xa xưa. Hiện vật cổ nhất còn lưu giữ tại đây là một đạo sắc phong mang niên hiệu Vĩnh Thịnh, vì vậy có thể đoán rằng ngôi đình này được xây dựng trước năm 1707.

Trong đình có thờ bài vị thành hoàng Phan Ông Tây Nhạc và 3 phu nhân. Khi Ngài là danh tướng dưới trướng của Sơn Thánh Tản Viên, các phu nhân là người có công trong việc chu cấp quân lương.

Hàng năm dân làng tổ chức lễ hội đình từ ngày 12 đến 22 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công lao của thành hoàng. Trước đó, ngày mùng 8 tháng Giêng có hội thổi cơm thi với rất đông người tham dự. Ngôi đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia theo Quyết định số 1570/VH-QĐ năm 1989.

 

Ngọc phả đình Thị Cấm do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn vào đầu Hồng Đức (1470) và các tư liệu về thần tích đình Thị Cấm xã Xuân Phương có ghi chép như sau:

 

Tượng thờ danh tướng Phan Tây Nhạc ở đình Thị Cầm 

 

Ông Phan Tây Nhạc là người Hà Trung, Châu ái (Thanh Hoá). Cha mẹ ông nhà giàu có nhưng đến ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên chăm lo làm điều nhân nghĩa, cứu giúp người nghèo và đi cầu tự các nơi đình đền chùa miếu. Bà mẹ ông một hôm nằm mộng thấy một vị thần truyền bảo: Vợ chồng nhà ngươi hiền lành, ta sẽ cho một đứa bé để làm rạng rỡ tổ tông. Sau đó bà có thai sinh ra một trai, thân thể mập mạp, mặt vuông tai lớn, được đặt tên là Nhạc.

Cậu lớn lên văn võ toàn tài, lại tinh thông phép thuật, không ai sánh nổi. Nghe nói núi Tản Viên là nơi trời đất sắp đặt, cảnh vật huyền diệu thiêng liêng, ở đó có Tản Viên Sơn Thánh có gậy tiên, sách thần và phép thuật biến hoá vô cùng. Phan Tây Nhạc bèn tìm đến bái yết, được Sơn Thánh tin dùng, giao cho giữ gìn mục lục của các vị Thánh Cơ, chức vụ gọi là Cơ Mục Phán Quan. 

Bây giờ vua Hùng Duệ Vương có 20 Hoàng Tử nhưng đều qua đời, không có người nối dõi ngôi, chỉ có 2 người con gái rất đẹp. Công chúa lớn là Tiên Dung, Công chúa thứ hai là Ngọc Hoa; Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử, còn Ngọc Hoa chưa lấy ai. Đức vua mở lầu kén rể nhằm chọn người tài đức để truyền ngôi.

Từ đó thuyền bè tấp nập, ngựa xe kéo đến chật đường, anh hùng tuấn kiệt đến cầu hôn rất đông, nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý.

Sơn Thánh bèn cùng họ Phan  đến lầu Bạch Hạc bái yết nhà vua. Qua thử thách, Sơn Thánh thi thố có phép thuật mầu nhiệm, tay chỉ gậy thần trúc, miệng niệm thần chú, lập tức có đủ cả voi chín ngà, ngựa chín hồng mao và mọi thứ quý lạ dâng lên nhà vua. Nhà vua đồng ý gả Ngọc Hoa cho.

Còn đức ngài Phan Tây Nhạc, nhà vua thấy anh tài đặc biệt, phong độ hiên ngang bèn truyền tuyển ba người con gái có nhan sắc mỹ lệ trong số hơn trăm người cháu ngoại của Hoàng hậu đem gả cho ông, rồi cho rước về động Lăng Sương.

Bấy giờ thiên hạ thái bình. Sơn Thánh cùng đức ngài họ Phan ngao du sơn thuỷ, lúc dong thuyền lơ lững trên sông, lúc non cao rẽ lối, phàm nơi đi, đến, dừng xe lại nghỉ, đều lập hành cung. Qua xã Phương Canh, nay là Hương Canh (tức xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm), Sơn Thánh thấy nhân dân thuần hậu, bèn lập một toà Tây Hành cung, lưu đức ngài họ Phan đón ba Công chúa đến cùng ở đấy, để vỗ về nhân dân, dạy nghề nông và nuôi tằm dệt vải.

Đức ngài họ Phan chăm lo, dạy bảo nhân dân theo điều lễ nghi, sửa sang phong tục, mọi người kính yêu tôn gọi là Phan Ông Tây Nhạc.

Vua Hùng Duệ Vương vì không có con nối ngôi, buồn bã say đắm tửu sắc, không chăm nom gì đến việc võ bị phòng thủ đất nước.

Vua Thục thừa cơ kéo đại binh gồm 30 vạn quân sang đánh, chia làm 3 ngả tiến vào; 1 đạo vào Minh Linh, Châu Bố Chính; 1 đạo vào Châu Quỳnh Nhai Sơn; 1 đạo vào cửa bể Châu Hoan. 

Vua triệu Sơn Thánh hỏi kế, Sơn Thánh tâu rằng: Họ Hồng Bàng từ khi có thiên hạ đến nay đã hơn hai ngàn năm, thánh hiền nối nhau trị nước, ơn sâu đức dày thấm nhuần đã lâu, nước giàu quân mạnh đã từng, vậy mà Thục Vương chẳng biết giữ mình, dám điên cuồng gây sự xâm lăng, cơ chuốc bại trước mắt đã nghiệm rõ ràng, thần tôi đây xin ra sức giúp nhà vua, xin cho thần được chọn tướng tài và được tuỳ cơ ứng biến, như vậy ắt giữ gìn được nước.

Nhà vua trao ấn kiếm cho Sơn Thánh và phán rằng: Mọi việc khó khăn ở bên ngoài đều do quyền nhà ngươi tự liệu.

Sơn Thánh vâng lệnh, lạy tạ rồi tiến cử đức ngài họ Phan làm tướng. Nhà vua phong cho Phan Ông làm Nhạc Tướng quân, giao cho cầm 3 vạn quân sĩ đi tiên phong. Ngay ngày hôm đó, ngài khao thưởng quân sĩ, rồi cho tiến thẳng lên Châu Minh Linh, hai bà Tả công chúa và Hữu công chúa cùng đi theo đánh giặc. Còn bà Hoa Dung công chúa ở lại giữ Tây Hành Cung.

Sơn Thánh Tản Viên đốc xuất 10 vạn tinh binh, chia đường thuỷ bộ tiến đánh Châu Hoan, Châu Quỳnh Nhai Sơn, cùng bản bộ của Tây Nhạc tướng quân 4 mặt tiến đánh rất mạnh. Quân Thục đông, nhưng không chống đỡ nổi, dày xéo lên nhau, trốn chạy, thây chất thành núi.

Sơn Thánh dâng biểu báo tiệp nhà vua. Nhà vua mở hội khao thưởng quân sĩ, xét công ban thưởng: Tôn phong Sơn Thánh làm nhạc phu, phong cho Phan Ông làm Tây Nhạc Đại Vương, gia phong Tả công chúa làm Tả Phi Nhân, Hữu Công chúa làm Hữu Hoàng Hậu. Còn các người khác đều khen thưởng xứng đáng theo công trạng.

Vua tôi, vợ chồng, trăm họ thái bình, hết lòng phụng thờ xâ tắc. Thế nhưng được 3 năm thì vua Thục lại xâm lấn. Tháng giêng âm lịch lại vào xâm lấn. Sơn Thánh lại xuất quân, thế mạnh như chẻ tre. Quân Thục đại bại, phải viết thư cầu hoà.

Đình làng Thị Cấm nằm trên phố Phương Canh tại góc tây-bắc cầu vượt Xuân Phương (cầu của phố Trần Hữu Dực nối Mỹ Đình với Phương Canh), nay thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Xung quanh còn có đường quốc lộ Hà Nội - Sơn Tây QL32 chạy theo hướng đông-tây và đường tỉnh lộ Nhổn - Hà Đông TL70A chạy theo hướng chếch bắc-nam.

 
 
 
 

Cho đến cuối thời Nguyễn, vùng Canh vẫn là một miền quê phì nhiêu bên bờ tây sông Nhuệ và giàu truyền thống khoa bảng với hương danh trong bộ tứ "Mỗ, La, Canh, Cót". Theo dân sở tại, đình Thị Cấm có từ xa xưa. Hiện vật cổ nhất còn lưu giữ tại đây là một đạo sắc phong mang niên hiệu Vĩnh Thịnh, vì vậy có thể đoán rằng ngôi đình này được xây dựng trước năm 1707.

Trong đình có thờ bài vị thành hoàng Phan Ông Tây Nhạc và 3 phu nhân. Khi Ngài là danh tướng dưới trướng của Sơn Thánh Tản Viên, các phu nhân là người có công trong việc chu cấp quân lương.