Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 1.

Một số tư liệu lịch sử trong và ngoài nước đề cập đến “bàn chân Giao Chỉ” như một đặc điểm của người Việt cổ. Đó là bàn chân với hai ngón cái choãi ra, chạm vào nhau khi đứng ở tư thế bình thường.

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 2.

Có một số cách lý giải về bàn chân đặc biệt này. Thứ nhất, dân tộc ta là một dân tộc làm nông nghiệp, người nông dân thường xuyên đi chân đất để làm đồng thuận tiện. Khi lội bùn, ngón cái phải choãi ra để giữ thăng bằng, tránh bị ngã, lâu ngày làm thay đổi cấu trúc xương. Ảnh: GĐ & XH.

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 3.

Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thiếu canxi thời xưa là nguyên nhân khiến cho xương dễ bị biến dạng. Ảnh: Báo Giao Thông.

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 4.

Theo một cách lý giải khác, bàn chân Giao Chỉ hình thành do biến dị ở xương. Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nhóm dân tộc khác như Mã Lai, Thái Lan, Trung Quốc, Ả Rập, người bản địa châu Phi... chỉ khác nhau ở mức độ. Ảnh: Tinhuyquangtri.vn.

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 5.

Đây có thể coi là một hiện tượng bệnh lý mang tính di truyền hiếm gặp, thường tự nhiên xuất hiện và sẽ mất sau 1-2 thế hệ. Ảnh: Báo Giao Thông.

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 6.

Theo các chuyên gia khảo cổ học, dù giải thích theo trường hợp này thì kiểu ngón chân có dạng giao nhau này đều là do bệnh lý chứ không phải là nét đặc trưng của người Việt cổ. Ảnh: Đời sống & Pháp lý.

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ - Ảnh 7.

Các bộ xương người Việt cổ thời Đông Sơn hay thời Bắc thuộc sau này đều không có đặc điểm đó. Có thể khẳng định rằng chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư người Việt xưa có “bàn chân Giao Chỉ”, đây không phải đặc thù giải phẫu học của cha ông ta

PV (Theo Kiến Thức)