Lê Hồng Phong - Tấm gương người cộng sản kiên cường

 

Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (1902-1942). Ảnh: T.L
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-1942). Ảnh: T.L

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ bởi ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh yêu nước của đồng bào ta bị kẻ thù đàn áp đẫm máu, Lê Hồng Phong sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng cứu nước.

Sau khi học hết bậc Sơ học yếu lược, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không thể tiếp tục đi học, Lê Hồng Phong rời quê ra thành phố Vinh, xin làm việc tại nhà máy Diêm - Bến Thủy. Trong thân phận người làm thuê và được tận mắt chứng kiến cuộc sống lầm than của những người lao động, Lê Hồng Phong đã vận động công nhân đứng lên đấu tranh. Sau sự kiện này, Lê Hồng Phong bị đuổi việc.

Năm 1923, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái bí mật sang Xiêm (Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm con đường làm cách mạng. Tại Quảng Châu, tháng 4-1924, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã (một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập) và hăng hái tham gia hoạt động, phát triển Tâm Tâm Xã thành một tổ chức hạt nhân cách mạng.

Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, trên cơ sở tổ chức Tâm Tâm Xã, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc phụ trách, trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sau đó, theo sự giới thiệu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 8-1924, đồng chí Lê Hồng Phong được nhận vào học ở Trường sĩ quan quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Cuối năm 1925, tốt nghiệp Trường quân sự Hoàng Phố, đồng chí vào học tại Trường Hàng không Quảng Châu. Tại đây, tháng 2-1926, Lê Hồng Phong được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do có thành tích học tập xuất sắc, đồng thời được sự giới thiệu của chính quyền Quảng Châu và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 10-1926, đồng chí Lê Hồng Phong được cử sang Liên Xô theo học tại Trường Lý luận Quân sự Không quân ở Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécpua). Tháng 12-1927, tốt nghiệp Trường Lý luận Quân sự Không quân, Lê Hồng Phong tiếp tục theo học Trường Đào tạo Phi công Quân sự ở Bôrítxgơlépxcơ. Học chưa xong khóa đào tạo phi công, tháng 10-1928, đồng chí được gọi về học tại Trường Đại học Phương Đông. Trong 3 năm (từ 1928 -1931) theo học tại Trường Đại học Phương Đông, đồng chí đã hoàn thành chương trình học tập và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô, được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Đang học dở thì tháng 11-1931, đồng chí được phân công trở về nước hoạt động, chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các cơ sở Đảng. Tuy nhiên, do mạng lưới mật thám dày đặc phong tỏa, đồng chí không bắt được liên lạc được với cơ sở trong nước, tạm thời phải ở lại Trung Quốc.

 Đầu năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong về Quảng Tây gần biên giới Việt – Trung và chắp nối liên lạc với các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi… tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng; mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng; cử các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn đi phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng quần chúng ở Hải Phòng, Quảng Ninh…

Tháng 6-1932, đồng chí Lê Hồng Phong bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo của Đảng cho công bố bản Chương trình hành động của Đảng, do đồng chí tham gia khởi thảo và được Quốc tế Cộng sản thông qua. Chương trình hành động khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng do Đảng đề ra là đúng đắn có tác dụng củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, khôi phục phong trào cách mạng: đầu năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ được tổ chức lại; năm 1934, Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ được thành lập; Xứ ủy Trung kỳ và một số tỉnh ủy, thành ủy cũng được xây dựng lại.

Tháng 3 - 1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (còn gọi là Ban Chỉ huy ở ngoài) được chính thức thành lập tại Ma Cao (Trung Quốc). Ban Chỉ huy ở ngoài có chức năng như Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập là Ủy viên phụ trách tuyên huấn kiêm Tổng biên tập Tạp chí Bônsêvích; đồng chí Nguyễn Văn Dựt phụ trách công tác kiểm tra. Khi các tổ chức Đảng trong nước, đặc biệt là các Xứ ủy được khôi phục, Ban lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lê Hồng Phong, đã quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ trong nước tới họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới nhằm củng cố Đảng, khôi phục và phát triển các tổ chức quần chúng và chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng. Trong lúc đang khẩn trương chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong nhận được giấy mời tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Do đó, đầu năm 1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng đi Mát-xcơ-va dự đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Đoàn gồm 3 đồng chí: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai. Công việc chuẩn bị Đại hội Đảng được giao lại cho các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên…

Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (họp từ 25-7 đến 21-8-1935), Lê Hồng Phong đọc bản tham luận quan trọng Về phong trào cách mạng Đông Dương. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta được công nhận là chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong (với bí danh Hải An), được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản kết thúc, Lê Hồng Phong trở lại Thượng Hải (Trung Quốc). Khi đó, Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng thành công, đồng chí Lê Hồng Phong (được bầu vắng mặt) làm Tổng Bí thư của Đảng.

Với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng với Trung ương Đảng đó triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng (tháng 7-1936) tại Thượng Hải. Hội nghị đã quyết định chuyển hướng mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, xác định rõ mục tiêu trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hòa bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Theo đề nghị của Lê Hồng Phong, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, đặt tiền đề cơ sở cho cao trào đấu tranh dân chủ diễn ra trong cả nước thời gian sau đó.

Tháng 11 - 1937, đồng chí Lê Hồng Phong bí mật về hoạt động tại Sài Gòn, trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng. Người bạn đời của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai cũng đã về nước, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, trên cương vị Ủy viên Thường vụ Trung ương, đồng chí Lê Hồng Phong đó cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chuyển Mặt trận Nhân dân phản đế thành Mặt trận Dân chủ nhằm tập hợp đông đảo quần chúng, tranh thủ mọi lực lượng tham gia vào cuộc đấu tranh đòi tự do ngôn luận, đòi dân sinh, dân chủ và chống phát xít.

Ngày 22-6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Sau khi hết hạn 6 tháng tù giam, chúng buộc đồng chí phải về quê nhà Nghệ An để theo dõi, giám sát. Tháng 1-1940, Lê Hồng Phong lại bị bắt và đưa vào giam ở Khám Lớn - Sài Gòn. Biết đồng chí Lê Hồng Phong là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp đã buộc tội đồng chí “chịu trách nhiệm tinh thần” của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc, đày ra Côn Đảo và chỉ thị cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại. Những trận đòn thù tàn ác, dã man đó làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần, đồng chí đã mãi mãi ra đi vào trưa ngày 6-9-1942.

Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (1902-1942). Ảnh: T.L
Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902-1942). Ảnh: T.L

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ bởi ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, thực dân, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh yêu nước của đồng bào ta bị kẻ thù đàn áp đẫm máu, Lê Hồng Phong sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng cứu nước.

Sau khi học hết bậc Sơ học yếu lược, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không thể tiếp tục đi học, Lê Hồng Phong rời quê ra thành phố Vinh, xin làm việc tại nhà máy Diêm - Bến Thủy. Trong thân phận người làm thuê và được tận mắt chứng kiến cuộc sống lầm than của những người lao động, Lê Hồng Phong đã vận động công nhân đứng lên đấu tranh. Sau sự kiện này, Lê Hồng Phong bị đuổi việc.

Năm 1923, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái bí mật sang Xiêm (Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm con đường làm cách mạng. Tại Quảng Châu, tháng 4-1924, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã (một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập) và hăng hái tham gia hoạt động, phát triển Tâm Tâm Xã thành một tổ chức hạt nhân cách mạng.

Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, trên cơ sở tổ chức Tâm Tâm Xã, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc phụ trách, trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sau đó, theo sự giới thiệu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 8-1924, đồng chí Lê Hồng Phong được nhận vào học ở Trường sĩ quan quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Cuối năm 1925, tốt nghiệp Trường quân sự Hoàng Phố, đồng chí vào học tại Trường Hàng không Quảng Châu. Tại đây, tháng 2-1926, Lê Hồng Phong được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do có thành tích học tập xuất sắc, đồng thời được sự giới thiệu của chính quyền Quảng Châu và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tháng 10-1926, đồng chí Lê Hồng Phong được cử sang Liên Xô theo học tại Trường Lý luận Quân sự Không quân ở Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécpua). Tháng 12-1927, tốt nghiệp Trường Lý luận Quân sự Không quân, Lê Hồng Phong tiếp tục theo học Trường Đào tạo Phi công Quân sự ở Bôrítxgơlépxcơ. Học chưa xong khóa đào tạo phi công, tháng 10-1928, đồng chí được gọi về học tại Trường Đại học Phương Đông. Trong 3 năm (từ 1928 -1931) theo học tại Trường Đại học Phương Đông, đồng chí đã hoàn thành chương trình học tập và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô, được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Đang học dở thì tháng 11-1931, đồng chí được phân công trở về nước hoạt động, chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các cơ sở Đảng. Tuy nhiên, do mạng lưới mật thám dày đặc phong tỏa, đồng chí không bắt được liên lạc được với cơ sở trong nước, tạm thời phải ở lại Trung Quốc.

 Đầu năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong về Quảng Tây gần biên giới Việt – Trung và chắp nối liên lạc với các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi… tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng; mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, gây dựng cơ sở cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng; cử các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn đi phát triển cơ sở cách mạng, xây dựng lực lượng quần chúng ở Hải Phòng, Quảng Ninh…

Tháng 6-1932, đồng chí Lê Hồng Phong bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo của Đảng cho công bố bản Chương trình hành động của Đảng, do đồng chí tham gia khởi thảo và được Quốc tế Cộng sản thông qua. Chương trình hành động khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng do Đảng đề ra là đúng đắn có tác dụng củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, khôi phục phong trào cách mạng: đầu năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ được tổ chức lại; năm 1934, Xứ ủy lâm thời Bắc kỳ được thành lập; Xứ ủy Trung kỳ và một số tỉnh ủy, thành ủy cũng được xây dựng lại.

Tháng 3 - 1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (còn gọi là Ban Chỉ huy ở ngoài) được chính thức thành lập tại Ma Cao (Trung Quốc). Ban Chỉ huy ở ngoài có chức năng như Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập là Ủy viên phụ trách tuyên huấn kiêm Tổng biên tập Tạp chí Bônsêvích; đồng chí Nguyễn Văn Dựt phụ trách công tác kiểm tra. Khi các tổ chức Đảng trong nước, đặc biệt là các Xứ ủy được khôi phục, Ban lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lê Hồng Phong, đã quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ trong nước tới họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới nhằm củng cố Đảng, khôi phục và phát triển các tổ chức quần chúng và chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng. Trong lúc đang khẩn trương chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong nhận được giấy mời tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Do đó, đầu năm 1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng đi Mát-xcơ-va dự đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Đoàn gồm 3 đồng chí: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai. Công việc chuẩn bị Đại hội Đảng được giao lại cho các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên…

Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (họp từ 25-7 đến 21-8-1935), Lê Hồng Phong đọc bản tham luận quan trọng Về phong trào cách mạng Đông Dương. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta được công nhận là chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong (với bí danh Hải An), được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản kết thúc, Lê Hồng Phong trở lại Thượng Hải (Trung Quốc). Khi đó, Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng thành công, đồng chí Lê Hồng Phong (được bầu vắng mặt) làm Tổng Bí thư của Đảng.

Với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong cùng với Trung ương Đảng đó triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng (tháng 7-1936) tại Thượng Hải. Hội nghị đã quyết định chuyển hướng mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, xác định rõ mục tiêu trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hòa bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Theo đề nghị của Lê Hồng Phong, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương, đặt tiền đề cơ sở cho cao trào đấu tranh dân chủ diễn ra trong cả nước thời gian sau đó.

Tháng 11 - 1937, đồng chí Lê Hồng Phong bí mật về hoạt động tại Sài Gòn, trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng. Người bạn đời của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai cũng đã về nước, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, trên cương vị Ủy viên Thường vụ Trung ương, đồng chí Lê Hồng Phong đó cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chuyển Mặt trận Nhân dân phản đế thành Mặt trận Dân chủ nhằm tập hợp đông đảo quần chúng, tranh thủ mọi lực lượng tham gia vào cuộc đấu tranh đòi tự do ngôn luận, đòi dân sinh, dân chủ và chống phát xít.

Ngày 22-6-1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Sau khi hết hạn 6 tháng tù giam, chúng buộc đồng chí phải về quê nhà Nghệ An để theo dõi, giám sát. Tháng 1-1940, Lê Hồng Phong lại bị bắt và đưa vào giam ở Khám Lớn - Sài Gòn. Biết đồng chí Lê Hồng Phong là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp đã buộc tội đồng chí “chịu trách nhiệm tinh thần” của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc, đày ra Côn Đảo và chỉ thị cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại. Những trận đòn thù tàn ác, dã man đó làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần, đồng chí đã mãi mãi ra đi vào trưa ngày 6-9-1942.