LƯỠNG QUỐC TƯỚNG QUÂN NGUYỄN SƠN: CỰC KỲ KIÊN TRUNG NHƯNG CŨNG RẤT “GÀN”, ĐẾN CUỐI ĐỜI VẪN LO NGHĨ CHO TỔ QUỐC

Một con người rất kiên định, đến mức cứng rắn quá mức. Được cử đi theo học trường Quân sự Hoàng Phố và khi Hồng quân Trung Quốc cần, ông và bạn bè sẵn sàng giúp đỡ. Chàng trai trẻ Nguyễn Sơn dám mạnh dạn tranh luận với các tướng lĩnh Trung Quốc đến mức gay gắt, trong đó có Trương Quốc Đào. Với những ý kiến chính xác cũng như thực tế, tướng Nguyễn Sơn được hai tướng Chu Đức và Lưu Bá Thừa bảo vệ. Sau này, chính những lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận Nguyễn Sơn đã đúng vì Trương Quốc Đào sau này đầu hàng Tưởng Giới Thạch. 

Sơn Trung Thư Trang: SƠN TRUNG * NHỮNG TRUYỆN QUỐC CẤM
Trong Vạn lý Trường Chinh, một hành trình hàng ngàn cây số, đi 10 về 1 cực kỳ khốc liệt. Nhưng tướng Nguyễn Sơn đi tới tận 3 lần để làm công tác thám báo, hậu cầu… Tức là ông đã đi hơn 6000 cây số. Trong hành trình này, ông bị nghi ngờ đầu hàng địch, là mật thám, không còn tư cách chiến sĩ cộng sản. Nhưng sau đó, nhờ nhiều bằng chứng, tướng Nguyễn Sơn được phục hồi danh dự và chức vụ. Một lần nữa, tướng Nguyễn Sơn phản đối chỉ huy quân phiệt Diêm Tích Sơn và một lần nữa bị khai trừ Đảng, tước hết vai trò trong quân đội. Nhưng cũng lại một lần nữa, ông chứng minh được sự đúng đắn trong quyết định của mình khi Diêm Tích Sơn sau này ủng hộ việc đàn áp các phong trào yêu nước của Tưởng Giới Thạch. Cuối năm đó, ông được phục hồi danh dự, tư cách Đảng viên. 
 
Câu nói nổi tiếng của ông từng xuất hiện trong đề thi Cao Khảo của Trung Quốc cách đây nhiều năm rằng: “Nếu một người quyết tâm tham gia cách mạng thì phải chịu đựng mọi khó khăn, đòn roi, kể cả bị chính đồng đội của mình hiểu lầm. Nếu không, làm sao có thể trở thành một con người chân chính”
 
QUỐC HẬN” – LÀM SAO CHO BU HIỂU | xichloviet
 
Năm 1945, sĩ quan Nguyễn Sơn trở về Việt Nam và ngay lập tức được điều vào Chủ tịch Ủy ban Chiến tranh chống Nhật miền Nam Việt Nam rồi Nam Trung Bộ, Tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng, Tư lệnh và Chính ủy các Liên khu 4 và 5… Nhiệm vụ của ông là đảm bảo sự thông suốt liên lạc giữa cách mạng 3 miền, khai thông và giữ mạch máu con đường vận chuyển vũ khí, lương thực, trang bị… Chính những di sản mà ông để lại sau này làm tiền đề để xây dựng nên con đường Hồ Chí Minh trên bộ huyền thoại.  
 
Năm 1948, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong thiếu tướng và cũng vì cá tính quá mạnh nên ông… dỗi và xin phép không nhận. Sau đó, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng tướng Nguyễn Sơn các chữ: “Đảm dục đại; Tâm dục tế; Trí dục viên; Hạnh dục phương”. Có nghĩa là người làm cách mạng cần phải có cái tâm tế nhị, chí lớn, hành động cương trực, ngay thẳng. Một lời dạy vừa nghiêm khắc, vừa mang tính bề trên nhưng lại khiến cho bên dưới cảm thấy phải nhún nhường. Sau này, tướng Nguyễn Sơn phải thốt lên “ông cụ khiếp thật”.
Nhận thấy tiềm năng và sự ảnh hưởng của tướng Nguyễn Sơn ở Trung Quốc, 
 
THEO DANVIET