Sinh ra trong hoàng tộc, mẹ là “tường thành nhan sắc” của Đông Dương, cha là vị vua bảnh bao nức tiếng, hiển nhiên thái tử đã có nét điển trai cùng khí chất nổi bật ngay từ khi còn bé. Bảo Long bấy giờ được mệnh danh là Đệ nhất nam nhân xứ An Nam vì vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng nhưng vẫn nam tính, cứng cáp.
Từ nhỏ, không giống như cách giáo dục truyền thống của cung đình thời bấy giờ, thái tử Bảo Long được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục đậm chất Pháp. Ở nhà, cha mẹ hay các quan trong triều muốn giao tiếp với thái tử đều dùng tiếng Pháp, thế nên khả năng sử dụng thứ ngoại ngữ này của thái tử vô cùng trôi chảy.
Sau khi vua cha Bảo Đại thoái vị, đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ, ông cùng các em theo hoàng hậu Nam Phương về cung An Định sống và theo học tại trường Đồng Khánh. Vốn sinh hoạt trong gia đình với cha mẹ chỉ nói tiếng Pháp nên sau Cách mạng tháng Tám, Bảo Long phải nỗ lực để học được tiếng Việt. Phải đến tận năm ông 10 tuổi, Bảo Long mới thành thạo tiếng Việt.
Năm 1948, sau khi sang Pháp, bà Nam Phương quyết định cho Bảo Long vào học trường Roches – một ngôi trường với kỷ luật nghiêm khắc và được nhà thờ Công giáo bảo trợ. Bà rất hiểu tính nết bướng bỉnh khó bảo của con trai, và hy vọng học trường này, con bà sẽ trở nên thuần thục hơn.
Bảo Long cố gắng khép mình vào kỷ luật học đường, nhanh chóng hòa nhập với tập thể. Ông giỏi các môn như văn học, ngôn ngữ như tiếng Hy Lạp cổ.
Sau ngày tốt nghiệp, ông gặp biến cố lớn, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất, tài sản riêng của cha ông ở cả Pháp và Việt Nam đều bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu.
Từ giã binh nghiệp, ông theo học ngành Luật và Khoa học Chính trị tại Paris, làm việc trong một ngân hàng của gia đình bên ngoại rồi sống lặng lẽ, không còn dính dáng đến việc chính trị; ngoại trừ một lần đã từng cộng tác với ông Yves Claude Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Vàng – con trai của cựu hoàng Duy Tân) trong nhiều dự án về từ thiện, giáo dục và văn hóa cho người Việt Nam.
THEO DANVIET