Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 1.

Dù có quy mô không quá lớn, tuy nhiên chiến dịch Trường Sa lại mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt chủ quyền lãnh thổ của quân giải phóng miền nam Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ, thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 2.

Mục tiêu của chiến dịch nhằm vào các đảo trên quần đảo Trường Sa và cả những đảo ven bờ miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 3.

Chiến dịch được lên kế hoạch từ ngày 9/4/1975. Vào thời điểm này, trinh sát kỹ thuật của chúng ta bắt chặn được một điện báo xin tiếp ứng của binh lính Sài Gòn đang đóng trên đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 4.

Sau bức điện xin tiếp ứng, quân đội Sài Gòn đã trả lời "không có lực lượng tăng viện". Nhận thấy các lực lượng đối phương đang đóng ở Trường Sa có nguy cơ bỏ đảo rút chạy, một chiến dịch giải phóng đã được binh chủng hải quân lên kế hoạch. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 5.

Đây là một bước đi cực kỳ đúng đắn của Tổng quân uỷ Trung ương Việt Nam. Nếu chậm trễ, sau khi lính chế độ cũ bỏ đảo rút chạy, những hòn đảo này về lý thuyết vẫn sẽ thuộc về chúng ta nhưng nếu nước ngoài đổ quân cắm cờ trước, sẽ rất khó để đòi lại được chủ quyền sau này. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 6.

Bắt đầu từ 4h sáng ngày 11/4/1975, các tàu hải quân được nguỵ trang thành tàu cá nhằm thẳng hướng đảo Song Tử Tây xuất phát. Thậm chí trên đường đi, chúng ta đã gặp cả... hạm đội 7 của Mỹ và bị trực thăng đối phương áp sát. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 7.

Rất may mắn, do nguỵ trang thành tàu cá, đối phương đã bỏ đi, các tàu cá nguỵ trang tiếp tục thực hiện hải trình. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 8.

Trên đảo Song Tử Tây, binh lính chế độ cũ vẫn chưa rút lui nhưng nhanh chóng đầu hàng lực lượng quân giải phóng. Hai tàu cá nguỵ trang của ta đổ bộ quân và án ngữ lại đảo, một tàu còn lại được huy động để chở tù binh về đất liền. Nguồn ảnh: TTXVN.

 

Ngay sau đó, chúng ta tiếp tục giải phóng đảo Song Tử Tây. Tới 20:45 phút ngày 26/4/1975, sau khi bắt được bức điện lệnh rút lui của đối phương, Hải quân nhân dân Việt Nam lần lượt "thế chân" đối phương, tiếp quản các đảo Nam Yết và Sinh Tồn. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 10.

Sau hơn hai tháng hành quân và chiến đấu sau đó, Hải quân nhân dân Việt Nam đã làm chủ 5 đảo quan trọng trên đảo Trường Sa, giải phóng hàng loạt các đảo nhỏ khác như An Bang, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Bãi Thuyền Chài,... Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 11.

Không những thế, lực lượng Hải quân Việt Nam ở vùng Vịnh Thái Lan còn làm thất bại âm mưu của chính quyền Khmer Đỏ với ý định chiếm đảo ở vùng vịnh Thái Lan trước khi quân giải phóng kịp vào tiếp quản. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 12.

Trường Sa lớn những ngày đầu giải phóng vẫn còn rất sơ khai, chim chóc cùng rùa biển sinh sống rất nhiều trên đảo. Nguồn ảnh: TTXVN.

Oai hùng đặc công nước Việt Nam giải phóng Trường Sa trong chiến dịch huyền thoại - Ảnh 13.

Lính trinh sát đặc công hải quân làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa lớn trong những ngày đầu giải phóng. Nguồn ảnh: TTXVN.

THEO DANVIET