Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, Mỹ mang sang đây rất nhiều chiến đấu cơ hiện đại trong đó có các loại F-4 Phantom II hay F-5 Tigershark - những loại tiêm kích hiện đại bậc nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: VKVN.
Tuy nhiên, nếu như chiến đấu cơ F-4 Phantom chỉ được Mỹ sử dụng "độc quyền" ở miền Nam Việt Nam và mang theo về nước sau năm 1973 thì F-5 lại được Mỹ hào phóng viện trợ rất nhiều cho quân đội Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL.
Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta thu được khá nhiều chiến đấu cơ F-5 còn nguyên vẹn, trong tình trạng tốt và có khả năng tái trực chiến ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong giai đoạn từ năm 1975 tới năm 1979, các tiêm kích F-5 được Việt Nam trang bị cho Trung đoàn Không quân 935 thuộc Sư đoàn Không quân 372 đóng tại Biên Hòa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, một phần của Trung đoàn 935 được tăng cường ra Bắc và cơ cấu lại, các chiến đấu cơ F-5 sau đó đã đảm nhận vai trò trực chiến ở cả hai đầu đất nước. Nguồn ảnh: TL.
Vào thời điểm này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng cả F-5 lẫn MiG-21 trong biên chế trung đoàn không quân hỗn hợp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hai loại chiến đấu cơ ban đầu được Liên Xô và Mỹ thiết kế để đối đầu nhau trên không và thực sự đã va chạm nhau rất nhiều lần trên bầu trời Việt Nam trong chiến tranh, giờ đây lại sát cánh, chung một lý tưởng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên tới cuối năm 1980, các máy bay F-5 ở miền Bắc lại được chuyển hết vào Biên Hòa, tới tháng 5/1982, toàn bộ các chiến đấu cơ F-5 của chúng ta bị loại biên do quá cũ, không có phụ tùng và động cơ thay thế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho tới tận ngày nay, một vài quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục trang bị và hoạt động các phi đội F-5 trong biên chế lực lượng của mình do đây là loại máy bay khá ổn định, giá vận hành rẻ và hiệu quả chiến đấu vẫn "chấp nhận được" trong thế kỷ 21. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản cải tiến ra đời năm 1972 mang tên F-5E Tiger II được sử dụng rộng rãi ngày nay có tốc độ tối đa lên tới Mach 1,6; tầm bay 3700 km, trần bay gần 16.000 mét và mang theo được khoảng 3,2 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, Việt Nam cũng từng viện trợ cho Liên Xô, Tiệp Khắc hay Ba Lan một vài chiếc F-5 chiến lợi phẩm để nước bạn có cơ hội tiếp xúc, khai thác điểm yếu của loại chiến đấu cơ này vì khi đó, các quốc gia NATO cũng sử dụng rất phổ biến F-5. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khắc Đôn (Theo Kiến Thức)