Cải cách "vĩ đại" nhất của vua Bảo Đại: Cách chức 5 vị "Bộ trưởng" Nho học

Theo sách “Những chuyện kể về các đời vua nhà Nguyễn”, vua Khải Định mất ngày 6/11/1925, nhưng mãi đến ngày 8/1/1926, hoàng tử Vĩnh Thụy mới về tới kinh thành Huế để thọ tang vua cha. Ngay sau đó, Đông cung Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi và lấy niên hiệu là Bảo Đại. Đây là vị vua thứ 13, đồng thời cũng là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam ngự trị trên 1000 năm. “Bảo Đại” chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.

Cải cách "vĩ đại" nhất của vua Bảo Đại: Cách chức 5 vị "Bộ trưởng" Nho học - Ảnh 1.

Vua Bảo Đại.

Đến tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học tại trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Sau 10 năm đào tạo ở “Mẫu quốc”, đến ngày 16/8/1932, Bảo Đại cùng một số quan lại trong triều đình Huế xuống tàu Dartagnan về nước. Sau khi về nước không bao lâu, ngày 19/9/1932, Bảo Đại ban hành đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ ở Nam triều. Văn bản này hủy bỏ “Quy ước” ngày 16/11/1925 được triều đình lập ra sau khi vua Khải Định chết.

Tiếp đó, vua Bảo Đại đã tiến hành cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính... Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đặt ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy...

Sau đó, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là các ông: Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực là Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại. Đồng thời, vua Bảo Đại còn cho thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ. Đến tháng 12/1933, vua Bảo Đại ngự du Bắc Hà thăm dân chúng.

Cũng trong thời gian này, khắp từ trong Nam đến ngoài Bắc, từ thành thị đến vùng nông thôn đã xuất hiện bài đồng dao: “Quan lại thông nho” đã hỏng rồi! Và bài đồng dao này được nhiều người từ già đến trẻ cũng được biết rồi thuộc lòng và nó thực sự gây xôn xao dư luận thời bấy giờ. Chính vì thế, bài đồng dao này được xem là bản đồng ca đầy cay đắng, đau khổ của 5 vị đại thần “thông Nho học” dưới triều Bảo Đại bị bãi chức:

Năm cụ khi không rớt cái ình,

Đất bằng sấm dậy xứ Thần kinh.

BÀI không đeo nữa, xin dâng LẠI,

ĐÀN chẳng ai nghe khảo dở HÌNH.

LIỆU thế không xong, BINH chẳng được,

LIÊM đành chịu đói, LỄ không rinh.

Công danh như thế là hưu hỉ,

ĐẠI sự xin nhường kẻ hậu sinh.

THEO DANVIET