Danh tướng Nguyễn Tri Phương đã hy sinh bi tráng ra sao?

Kẻ thù cũng phải kính phục

Xuất thân từ đất Phong Điền thuộc Thừa Thiên Huế ngày nay, Nguyễn Tri Phương là người "tính khí khác thường, thân hình tráng kiện, trí óc phi phàm, thông minh tuyệt vời mà hạnh kiểm thuần lương, chăm học, hay suy nghĩ mà ít nói".

Bước chân hoạn lộ của Nguyễn Tri Phương xuất phát điểm rất thấp khi làm chân thơ lại rồi nhờ phá được vụ án khó mà vào Bộ Hộ trong kinh thành Huế.

Khi ở kinh đô, ông là vị quan văn mẫn cán, làm đến Hồng lô tự khanh trong Nội các. Lúc Nam Kỳ có loạn Lê Văn Khôi, Nguyễn Tri Phương từ văn sang võ để rồi vó ngựa ruổi khắp đất nước.Danh tướng Nguyễn Tri Phương đã hy sinh bi tráng ra sao? - Ảnh 1.

Nghiên cứu đời cầm quân của vị danh tướng, Đào Đăng Vỹ tổng kết: "Từ khi ra cầm quân, đã thắng quân phiến loạn tại Nam Kỳ, sau đó cụ liên tiếp đánh thắng giặc Miên, giặc Xiêm. Lúc ra Bắc, cụ lại thắng giặc Khách, giặc Tàu Ô, giặc Phụng, giặc Cờ Đen, và tất cả giặc chòm giặc cỏ, tỉnh nào loạn cụ đến là bình, tỉnh nào bất an, cụ đến là tình hình ổn định. Từ tuổi trẻ cho đến già nua, trên 70 tuổi, cụ đánh đông, dẹp bắc, đi đâu thắng đó".

Trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, với tài năng, sức vóc của mình, ông đều được các đời vua trọng dụng, tin tưởng.

Vua Tự Đức ghi nhận tài năng của ông, đã khen: “Khanh là bậc công thần túc tướng, uy phong lừng lẫy, trải thờ ba triều, đánh hơn trăm trận, trước dẹp phương Nam, nay yên đất Bắc, một lòng yêu nước thương dân, chẳng nài khó nhọc".

Có lẽ, đời làm quan của vị danh tướng, được nhớ nhất khi đương đầu với quân xâm lược phương Tây. Kẻ thù xâm lược nước nhà, dẫu tuổi đã cao, sức đã mỏi nhưng ông vẫn lĩnh trọng trách vua giao mà dấn thân nơi sa trường để rồi cha con, anh em cùng chết về nạn nước.

Ở phía đối địch, người Pháp cũng phải dành những lời trang trọng cho vị tướng của đối phương. Ở lần gặp nhau đầu tiên khi Garnier ra thành Hà Nội, đã cảm nhận về vị Khâm sai nhà Nguyễn qua đoạn hồi ký:

"Tôi băng q
Danh tướng Nguyễn Tri Phương đã hy sinh bi tráng ra sao? - Ảnh 2.

Quân Pháp tấn công thành Hà Nội năm 1873, Nguyễn Tri Phương dẫn quân lên thành cự địch và bị trọng thương. Tranh: EFEO.

Trong khi đó, ở trận tấn công thành Hà Nội năm 1873, lái buôn J. Dupuis là kẻ khai mào xung đột cũng phải ghi nhận sự anh dũng vô song, luôn đi đầu trước hòn tên mũi đạn của Nguyễn Tri Phương khi viết trong cuốn Le Tonkin:

"Quan Thống soái già đã bị thương lúc phòng thủ cửa Nam [...]. Người ta tìm thấy ông và vị Khâm sai của Triều đình Huế cùng hai người con của ông Phan Thanh Giản trong một nhà tranh gần cửa Nam. Quan Thống soái bị một vết thương ở bụng dưới, chắc là không lành được. Ông ta đã muốn leo lên đầu thành để phấn chấn quân lính, và một viên đạn đã bắn trúng ông".

Thành mất, thân bị thương và rơi vào tay giặc. Nhưng khí chất anh hùng của Nguyễn Tri Phương vẫn còn đó. Ngay cả việc chọn cái chết cũng thể hiện sự bi tráng của một người anh hùng như lời nhận xét của Đào Đăng Vỹ: "Một cái chết oai hùng, bỏ ăn bỏ thuốc mà chết, cái chết vinh dự thay cho một vị tướng, khiến cho quân thù từ trước đã kính phục ông sau càng kính phục thêm trăm vạn lần!".

Người Pháp trước sự hiên ngang của Nguyễn Tri Phương cũng phải nhìn nhận như lời Ch. Gosselin trong sách L’Empire d’Annam: "Ông bị thương trong trận tấn công thành và chết vì vết thương, từ khước sự săn sóc của các bác sĩ Pháp, và tự ông rứt bỏ đồ băng bó trên vết thương".