Trong lịch sử khoa bảng nước ta từ năm 1075-1919, họ Nguyễn có nhiều người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) nhất với 1.063 người, nhiều gấp 4 lần dòng họ đỗ đạt cao thứ hai là họ Lê.
Định Quốc Công (tể tướng) Nguyễn Bặc (924-979), khai quốc công thần của vua Đinh Tiên Hoàng, chính là người được suy tôn làm thủy tổ của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Ông quê ở Gia Viễn (Ninh Bình), sau theo bạn đồng niên Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.
Nguyễn Hiền (1235-1255) đỗ trạng nguyên năm 1246 dưới thời nhà Trần khi mới chỉ 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong sử Việt, đồng thời cũng là danh nhân họ Nguyễn đỗ đại khoa nhỏ tuổi nhất lịch sử.
14 danh nhân họ Nguyễn từng thi đỗ trạng nguyên từ thời nhà Trần đến thời Lê - Trịnh. Đây cũng chính là dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất trong lịch sử (14/46).
Nguyễn Quan Quang đỗ trạng nguyên năm 1246 dưới thời Trần, cũng chính là trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Lê Văn Thịnh (1038-1096) đỗ đầu trong kỳ thi nho học đầu tiên dưới thời Lý, vinh dự trở thành danh nhân khai khoa trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Vì đỗ đầu trong kỳ thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh vẫn thường được một số tài liệu gọi là Ông Trạng, dù thực tế không đỗ trạng.
Trịnh Tuệ (Trịnh Huệ) quê ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, đỗ trạng nguyên năm 1736 dưới thời Lê Trung Hưng, là trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng dân tộc.
Lý Nhân Tông (1066-1128) là vị vua thứ tư của triều đại nhà Lý. Ông lên ngôi trị vì năm 1072, năm 1075, cho mở kỳ thi nho học đầu tiên để tuyển chọn người tài. Khoa bảng Việt Nam bắt đầu từ đó.
Sau khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nền văn hoá phương Tây được du nhập mạnh mẽ. Trước những biến động lớn của lịch sử, năm 1919, dưới triều vua Khải Định, nền khoa bảng phong kiến chính thức bị xoá bỏ.