Tháng tám năm Canh Thìn (980) vua nước Tống sai Lư Đa Tốn đem thư sang dụ hàng vua nước ta là Lê Đại Hành. Cùng với việc gởi tối hậu thư, chúng cử Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Hắc Thủ Tuấn và Thôi Lương, chia quân làm bốn hướng sẵn sàng tấn công tiêu diệt quân Nam. Lá thư dụ hàng lời lẽ ngạo mạn nhưng nội dung lại có nhiều ý rất đặc biệt, ngộ nghĩnh. Đọc trong đó ta thấy tác giả lá thư toàn đem chuyện thuốc thang, chữa bệnh, châm cứu ra luận bàn, kết hợp với chuyện chiến tranh, bình định.
Khu di tích Bạch Đằng Giang ở TP Hải Phòng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Tối hậu thư viết:
“Trung Hoa đối với Man Di cũng như thân người có tứ chi, vận động duỗi co tùy ở tim mình, cho nên nói tim là chủ.
Nếu ở một tay, một chân mà mạch máu ngưng đọng, gân cốt không yên thì phải dùng thuốc thang để chữa. Chữa mà không công hiệu thì lại phải châm cứu cho kỳ khỏi, không phải là không biết thuốc thang thì đắng miệng mà châm chích thì rách da. Phải làm như thế là vì tổn hại ít mà lợi ích nhiều. Kẻ làm vua thiên hạ cũng phải làm như vậy chăng? Cho nên Thái Tổ Hoàng Đế ta nhận ngôi do nhà Chu nhường, đổi tên nước là Tống, văn vật trong sáng, một phen biến đổi theo xưa, ở ngôi đế vương mà nhìn Man Di mắc bệnh. Cho nên năm thứ nhất, thứ hai thì thuốc thang cho các đất Kinh, Thục,Tương, Đàm; năm thứ ba thì châm cứu cho các miền Quảng, Việt, Ngô, Sở gân cốt huyết mạch ra dáng trẻ con, có phần khỏe mạnh.
Không do cơ trí thần diệu sáng suốt của bậc vương giả mà trù liệu
yên thì phải dùng thuốc thang để chữa. Chữa mà không công hiệu thì lại phải châm cứu cho kỳ khỏi, không phải là không biết thuốc thang thì đắng miệng mà châm chích thì rách da. Phải làm như thế là vì tổn hại ít mà lợi ích nhiều. Kẻ làm vua thiên hạ cũng phải làm như vậy chăng? Cho nên Thái Tổ Hoàng Đế ta nhận ngôi do nhà Chu nhường, đổi tên nước là Tống, văn vật trong sáng, một phen biến đổi theo xưa, ở ngôi đế vương mà nhìn Man Di mắc bệnh. Cho nên năm thứ nhất, thứ hai thì thuốc thang cho các đất Kinh, Thục,Tương, Đàm; năm thứ ba thì châm cứu cho các miền Quảng, Việt, Ngô, Sở gân cốt huyết mạch ra dáng trẻ con, có phần khỏe mạnh.
Không do cơ trí thần diệu sáng suốt của bậc vương giả mà trù liệu được đến thế ư? Đến khi ta nối giữ cơ nghiệp lớn, đích thân coi chính sự, cho rằng đất Phần, đất Tinh là bệnh ở lòng bệnh, nếu lòng bệnh chưa chữa khỏi thì làm sao chữa nổi tứ chi? Vì thế mới luyện thuốc thang bằng nhân nghĩa, sửa đổi châm cứu bằng đạo đức, hết sức chữa cho các đất Phần, đất Tinh, chỉ một lần là khỏi bệnh, chín châu bốn biển đã mạnh lại yên.
Chỉ có Giao Châu của người ở xa cuối trời, thực là ngoài năm cõi. Nhưng phần thừa của tứ chi ví như ngón tay, ngón chân của thân người, tuy chỉ một ngón bị đau, bậc thánh nhân lại không nghĩ đến hay sao? Cho nên phải mở lòng ngu tối của người để thanh giáo của ta trùm toả, người có theo chăng? Huống chi từ thời Thành Chu, nước ngươi đã đem chim trĩ trắng sang dâng, đến thời Viêm Hán dựng cột đồng làm mốc, cho đến thời Lý Đường vẫn thuộc về nội địa. Cuối thời đường thì nhiều họa nạn, chưa kịp xử trí. Nay thánh triều lòng nhân trùm khắp muôn nước, cơ nghiệp thái bình nghĩ cũng đã thịnh. Lễ phân phòng đã sắp đặt sẵn, còn đợi ngươi đến chúc sức khỏe của ta. Ngươi đừng ru rú trong bốn góc nhà khiến cho ta buồn phiền phải chém cờ, bổ sọ làm cỏ nước ngươi, hối sao cho kịp? Dù cho sông nước ngươi có ngọc, ta vứt xuống suối; núi của ngươi sẵn vàng, ta ném xuống bụi để thấy chẳng phải ta tham của báu của nước ngươi. Dân của ngươi hay bay nhảy (ý nói sống hoang dã). Còn ta thì có ngựa xe; dân của ngươi thì uống mũi, còn ta thì có cơm rượu để thay đổi phong tục của người; dân ngươi thì bắt tóc còn ta thì có áo mũ, dân ngươi nói tiếng chim còn dân ta thì có Thi, Thủ để dạy lễ cho dân ngươi. Cõi nóng chói chang, khói hơi mù mịt, ta toả mây Nghiêu tưới cho mưa ngọt. Khí biển hầm hập, cháy mày chảy đá, ta gãy đàn Thuấn quạt làn gió thơm. Sao trên trời nước ngươi chẳng ai biết tên gì, ta quay chòm tử vi để ngươi biết chầu về. Đất ngươi nhiều ma quỷ, ai cũng sợ chúng quấy, ta đã đúc vạt lớn để yểm trừ, khiến chúng không làm hại. Ra khỏi đảo di của người mà xem nhà Minh đường, Bích ung chăng? Trút áo quần cỏ lá của ngươi mà mặc áo cổn hoa thêu hình rồng núi chăng?
Ngươi có theo về hay không, chớ mau chuốc lấy tội. Nay ta đang chỉnh đốn xe cộ, quân lính, truyền hiệu lệnh chiêng trống. nếu chịu theo giáo hóa, ta sẽ tha tội cho, nếu trái mệnh ta sẽ sai quân đánh. Theo hay chống, lành hay dữ tự ngươi xét lấy…” (Trích từ: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên).
Cách đây nhiều nghìn năm mà viết được một bức thư dụ hàng như thế kể đám văn thần của vua Tống cũng là những tay không dở. Trừ những lời lẽ ngạo mạn của kẻ tự coi mình là “bá quyền nước lớn”, xem đối phương là man mọi; trừ những câu khoa trương, phách lối như “vứt ngọc xuống suối, ném vàng vào bụi” để tỏ ý không phải vì lợi mà chuộng điều khai hoá, nhân nghĩa như “toả mây Nghiêu” ”gảy đàn Thuấn”, ta thấy tác giả lá thư dụ hàng khi cương lúc nhu, đem việc chiến tranh ra luận bàn kết hợp với việc mổ xẻ, phân tách về thuật chữa bệnh và châm cứu, coi nước ta hồi đó nhỏ bé, yếu ớt, ốm đau như một con bệnh.
Ai ngờ, trước những lời đe dọa đó của vua Tống, Lê Đại Hành của ta đã không tỏ ra sợ hãi mà ngay năm 981, tức là một năm sau khi lên ngôi, đã đáp lại vua Tống bằng mấy mũi “châm cứu” vô cùng thần hiệu. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn đã không chịu hàng mà còn đánh tan lực lượng tấn công vô cùng dũng mãnh, to lớn của quân ngoại xâm. Ông sai đóng cọc ngăn sông Bạch Đằng để chặn bước tiến của tướng giặc Lưu Trường, đánh tan Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng ở Lạng Sơn. Trần Khâm Tộ ở Tây Kết nghe thủy quân thua trận bèn bỏ chạy, quân ta thừa thắng tiêu diệt một nửa quân số của địch, bắt sống tướng giặc là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư.
Sau trận này, vua Tống quở trách bọn tay chân của mình như Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Sọan. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Toàn Hưng cũng bị giết bêu đầu ở chợ. Chúng không ngờ cái dân tộc mặc quần áo “cỏ lá”, nói tiếng như chim đã không thèm mặc “áo cổn hoa thêu hình rồng núi” như chúng mời mọc, dỗ dành đã vùng lên anh dũng chống ngọai xâm, dành độc lập nối tiếp truyền thống bất khuất tốt đẹp của Lạc Việt.
THEO DANVIET