Khi cuộc chiến ở Việt Nam lên đến đỉnh điểm, Hải quân Mỹ đã đưa một trong những con tàu chiến mạnh nhất trong lực lượng, đó là chiếc USS New Jersey, một thiết giáp hạm được đóng theo lớp Iowa; để hỗ trợ hỏa lực hải quân cho Mỹ đang tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.
USS New Jersey là thiết giáp hạm lớp Iowa thứ hai, từng được đóng và là chiếc thứ ba trong lớp thiết giáp hạm cuối cùng của Hải quân Mỹ. USS New Jersey được đóng với mục đích để đối phó với chiến tranh ở cả châu Âu và Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: USnavy.
Thiết giáp hạm USS New Jersey được đóng tại Xưởng đóng tàu hải quân Philadelphia vào ngày 16/9/1940, được hạ thủy vào ngày 7/12/1942, đúng một năm sau trận Trân Châu Cảng diễn ra và được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ ngày 23/5/1943. Đây cũng là kỷ lục về tốc độ đóng một con tàu chiến lớn. Nguồn ảnh: USnavy.
USS New Jersey được đóng theo các thông số kỹ thuật giống với ba con tàu chị em của nó: Iowa, Missouri và Wisconsin. Tàu dài 262 mét, lượng giãn nước đầy tải 57.350 tấn; tàu sử dụng 4 động cơ tuabin hơi nước General Electric, cho tốc độ tối đa là 33 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn 1.921 người. Nguồn ảnh: USnavy.
Về vũ khí, tàu được trang bị 9 khẩu pháo 406 mm, có thể bắn được đầu đạn nặng 1.225 kg, tầm bắn tối đa 42,6 km; 20 khẩu 127 mm với tầm bắn tối đa 16,7 km; 80 khẩu pháo phòng không 40 mm, và 49 khẩu pháo phòng không 20 mm. Nguồn ảnh: USnavy.
Những thiết giáp hạm lớp Ohio ban đầu được thiết kế để đối đầu với các thiết giáp hạm như Bismarck của Đức hay các siêu thiết giáp hạm Yamato và Musashi của Nhật Bản. Nhưng do tính chất cuộc chiến thay đổi, nên nó phải đảm nhiệm chi viện hỏa lực cho cả lục quân và thủy quân lục chiến, cũng như hộ tống các tàu sân bay. Nguồn ảnh: USnavy.
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, USS New Jersey phải nằm cảng từ năm 1957. Năm 1968, USS New Jersey lại được đưa trở lại biên chế chiến đấu; tuy nhiên cấu hình vũ khí của nó có một số thay đổi để phù hợp hơn trong cuộc chiến tại Việt Nam. Nguồn ảnh: USnavy.
Những khẩu pháo 40 mm của USS New Jersey bị loại bỏ và thêm một sàn đáp trực thăng. Con tàu cũng được trang bị một thiết bị gây nhiễu SHORTSTOP, nhằm bảo vệ con tàu khỏi các tên lửa chống hạm dẫn đường bằng radar. Thủy thủ đoàn lúc này chỉ còn 1.600 người. Nguồn ảnh: USnavy.
Do Hải quân Mỹ lo ngại về việc tổn thất máy bay, trong những chiến dịch không kích chống lại miền Bắc Việt Nam; vì vậy họ đã sử dụng chiếc thiết giáp hạm này như một phương tiện hỏa lực, để bắn phá các mục tiêu ven biển Việt Nam, mà không cần phi công Mỹ phải mạo hiểm đối đầu với phòng không của ta. Nguồn ảnh: USnavy.
Tầm bắn của chiếc thiết giáp hạm này nằm ngoài tầm hỏa lực của quân đội ta thời bấy giờ, do vậy chiếc USS New Jersey mới có thể hỗ trợ hỏa lực đáp ứng cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và theo bất cứ yêu cầu nào. Nguồn ảnh: USnavy.
Chiếc USS New Jersey đã đến ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào ngày 29/9/1968 và 15 ngày sau đã gây tội ác với Việt Nam; USS New Jersey đã tham gia Chiến dịch Sea Dragon (Rồng Biển) của Hải quân Mỹ, nhằm cắt đứt các tuyến vận tải và liên lạc bằng đường biển từ hậu phương lớn Miền Bắc vào chiến trường Miền Nam. Nguồn ảnh: USnavy.
Ngoài ra, USS New Jersey còn bắn phá dọc bờ biển các tỉnh từ Quảng trị đến Thanh Hóa. Như mục đích ban đầu, USS New Jersey với mục tiêu giải vây cho lực lượng không quân chiến thuật Mỹ khỏi các nhiệm vụ gần bờ biển Việt Nam, ngoài ra còn chi viện hỏa lực cho các Sư đoàn Thủy quân lục chiến 1 và 3, Lữ đoàn Dù 173, và Sư đoàn 101 Nhảy dù. Nguồn ảnh: USnavy.
Mặc dù tham chiến ở Việt Nam không dài, nhưng USS New Jersey đã bắn tới 5.688 viên đạn pháo 406 mm và 14.891 viên đạn pháo 127 mm, nhiều hơn so với số lượng mà nó bắn trong cả Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Triều Tiên cộng lại. Nguồn ảnh: USnavy.
Sau khi tham chiến tại Việt Nam, USS New Jersey trở về Mỹ và tiếp tục nằm tại cảng; Hải quân Mỹ khó có thể duy trì một chiếc tàu chiến với thủy thủ đoàn đến 1.600 người. Tuy nhiên dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, USS New Jersey được đưa trở lại biên chế. Đến năm 1999, con tàu được chuyển thành bảo tàng nổi tại Camden, bang New Jersey. Nguồn ảnh: USnavy.
Trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, USS New Jersey đã bắn gần 20.000 quả đạn pháo các cỡ lớn nhỏ vào các khu vực ven biển của Việt Nam từ Quảng Trị đến Thanh Hóa. Nguồn ảnh: USnavy.
Tiến Minh (Theo Kiến Thức)